Top xu hướng công nghệ năm 2025 mang giá trị đột phá cho doanh nghiệp
09/01/2025

Năm 2025 hứa hẹn mang đến những thay đổi đột phá trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Từ generative AI thúc đẩy khả năng sáng tạo, hyper automation tự động hóa mọi quy trình, đến giải pháp bảo mật toàn diện hay các nền tảng no-code/ low-code đơn giản hóa nhiều tác vụ, tất cả đều đóng vai trò trợ thủ đắc lực giúp nâng cao hiệu suất doanh nghiệp và trải nghiệm cá nhân.

Cùng khám phá cách bạn có thể tận dụng các xu hướng này để bứt phá trong công việc.

1. Trí tuệ nhân tạo tạo sinh - Generative AI

Khác với các công nghệ AI truyền thống, tập trung phân tích dữ liệu và đưa ra hướng giải quyết dựa vào mẫu hoặc logic đã học, generative AI có thể sản xuất nội dung hoàn toàn mới như hình ảnh, video, âm thanh và văn bản, khẳng định sức mạnh của công nghệ này - khả năng tái tạo.

Dựa trên các mô hình học máy (machine learning models) tiên tiến như GAN (generative adversarial networks) và transformer (GPT-4, DALL-E), generative AI tiếp nhận khối lượng dữ liệu khổng lồ và tạo ra các sản phẩm gần như chính xác với yêu cầu của người dùng.

Hiện nay, các ông lớn trong ngành sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNTT phục vụ cho quản trị doanh nghiệp tích hợp công nghệ generative AI trong các sản phẩm của mình:

  • Hãng Atlassian: Rovo, Atlassian Intelligence giúp tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, tạo nội dung và gợi ý các thao tác trong Jira, Confluence.

AgileOps - Xu huong cong nghe 2025

Tìm kiếm thông minh với Rovo

  • Hãng HubSpot: Breeze, HubSpot AI giúp tự động hóa và tối ưu quy trình CRM, bán hàng, sản xuất nội dung, …

  • Hãng Google: Gemini - trợ lý AI họa động trong bộ ứng dụng Google Workspace, giúp soạn thảo email, tạo tài liệu thuyết trình, …

Các công nghệ Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Gen AI) mới nhất của Atlassian như Rovo đã thay đổi hoàn toàn cách xử lý công việc. Các nội dung và thao tác mà Rovo gợi ý cực kỳ sát với công việc của cá nhân mỗi người và phù hợp với bối cảnh hiện tại của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa ai cũng có thể sử dụng Gen AI để rút gọn các tác vụ của mình, sáng tạo nội dung mới và nâng cấp hiệu suất rõ rệt. 

Từ nhận định của ông Duy Trương, chuyên gia IT tại AgileOps, trong năm 2025, generative AI sẽ trở thành công cụ không thể thiếu, đặc biệt trong lĩnh vực tiếp thị. Đồng thời, các quy định pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật dữ liệu, và kiểm soát thông tin giả mạo cũng sẽ được xây dựng để đảm bảo an toàn bảo mật thông tin.

2. Mật mã hậu lượng tử - PQC

Mật mã hậu điện tử, tên quốc tế là post-quantum cryptography (PQC), là phương pháp mã hóa được phát triển nhằm chống lại các cuộc tấn công từ máy tính lượng tử. Máy tính lượng tử, với khả năng xử lý vượt trội nhờ khai thác cơ chế tính toán dựa trên nguyên lý lượng tử, có thể dễ dàng bẻ khóa nhiều hệ thống mã hóa trong bảo mật dữ liệu số như RSA, ECC (Elliptic curve cryptography), hoặc Diffie-Hellman.

Hiện nay, nhiều tổ chức về công nghệ trên thế giới quan tâm đến việc nghiên cứu và triển khai công nghệ bảo mật tân tiến như blockchain, confidential computing, …, do đó, PQC được xem như một trong các bước đột phá về bảo mật.

Ứng dụng của mật mã hậu lượng tử:

  • Tích hợp thuật toán hậu lượng tử như kyber (mã hóa khóa công khai) vào giao thức TLS để bảo vệ dữ liệu truyền tải giữa trình duyệt và máy chủ web;

  • Triển khai thuật toán sphincs+ (thuật toán chữ ký số hậu lượng tử) để bảo vệ dữ liệu được gửi từ cảm biến IoT của hệ thống nhà thông minh, hoặc thiết bị y tế đến máy chủ quản lý;

  • Tích hợp thuật toán hậu lượng tử vào giao thức mã hóa cho giao dịch ngân hàng hoặc blockchain.

3. An ninh mạng - Cybersecurity

Cybersecurity tập hợp các biện pháp với mục đích bảo vệ thông tin, hệ thống máy tính, mạng internet, và các thiết bị kỹ thuật số khỏi các mối nguy hiểm từ hacker, virus, hoặc các cuộc tấn công mạng.

Hầu hết các hoạt động hàng ngày của chúng ta đều diễn ra trên internet: từ mua hàng trực tuyến với thông tin thẻ ngân hàng, lưu trữ dữ liệu cá nhân như ảnh và tài liệu trên hệ thống đám mây, hay điều khiển các thiết bị thông minh như camera. Nếu không có cybersecurity, những thông tin và hệ thống này dễ dàng trở thành mục tiêu của hacker, dẫn đến rủi ro như mất cắp dữ liệu, phá hủy hệ thống, hoặc bị lợi dụng để thực hiện các hành vi trái phép.

Cybersecurity được ứng dụng để nâng cao tính bảo mật:

  • Các giao dịch mua sắm trực tuyến yêu cầu nhập thông tin thẻ tín dụng, cybersecurity sẽ mã hóa số thẻ;

  • Khi đăng nhập tài khoản ngân hàng, hệ thống bảo mật sẽ yêu cầu xác thực hai yếu tố (2FA), như nhập mã OTP;

  • Ngoài ra, phần mềm diệt virus bảo vệ máy tính khỏi các mối đe dọa như malware (phần mềm độc hại) được gửi qua email.

Trong tương lai, cybersecurity sẽ chú trọng vào các phương thức an ninh mạng bao gồm:

  • Zero-trust model: Mô hình zero-trust model là một cách tiếp cận an ninh mạng mà trong đó, không có người dùng hoặc thiết bị nào được tin tưởng tự động, ngay cả khi chúng đang hoạt động bên trong hệ thống hoặc mạng nội bộ. Thay vào đó, mọi truy cập vào tài nguyên hệ thống đều phải được xác minh liên tục.

  • AI-powered defense: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích hành vi bất thường tại thời gian thực, kịp thời phát hiện và ngăn chặn cuộc tấn công mạng.

Với tiềm năng phát triển của mình, ngành công nghệ này hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội việc làm và là khoản đầu tư “đáng giá” cho các tổ chức công nghệ.

4. Siêu tự động hóa - Hyper automation

Hyper automation là sự kết hợp vượt trội giữa tự động hóa quy trình robot (RPA) với các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP).

Khác với các giải pháp tự động hóa truyền thống, hyper automation mang đến khả năng tự động hóa toàn diện từ đầu đến cuối, bao gồm cả những quy trình phức tạp. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp loại bỏ các công việc lặp đi lặp lại, mà còn nâng cao hiệu suất, tối ưu hóa quy trình và tiết kiệm thời gian.

Những năm gần đây, hyper automation được triển khai trong nhiều lĩnh vực:

  • Tài chính - ngân hàng: Phát triển siêu tự động hóa cho quy trình KYC – xác minh danh tính khách hàng. Công nghệ eKYC (định danh khách hàng điện tử) đã thay thế phương pháp truyền thống, giúp cải thiện trải nghiệm khách hàng bằng cách rút ngắn thủ tục, giảm thiểu giấy tờ, cũng như tối ưu chi phí và nhân lực cho doanh nghiệp, ngân hàng.

AgileOps - Ứng dụng hyper automation

Xác minh thông tin khách hàng bằng công nghệ eKYC

  • Dịch vụ khách hàng: Thiết kế chatbot được tích hợp AI và NLP để trả lời nhanh chóng các câu hỏi phổ biến, từ thông tin sản phẩm đến chính sách đổi trả, mà không cần sự can thiệp của kỹ thuật viên. Các công nghệ như RPA còn tự động hóa việc truy xuất thông tin đơn hàng hoặc cập nhật địa chỉ giao hàng, giảm đáng kể thời gian chờ đợi của khách hàng.

  • Quản lý chuỗi cung ứng: Kết hợp các công nghệ tiên tiến như RPA, AI, ML và IoT đế tối ưu hóa toàn bộ hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, từ dự báo nhu cầu đến vận chuyển hàng hóa và quản lý nhà cung cấp. Qua đó, doanh nghiệp thực hiện, giám sát các quy trình hoạt động và đồng bộ dữ liệu một cách dễ dàng và chính xác.

Hyper automation không đơn thuần là cách mạng hóa quy trình vận hành của doanh nghiệp, mà còn thiết lập nền tảng cho một kỷ nguyên mới - nơi con người và công nghệ cùng hợp tác.

5. Nền tảng không cần mã code - No-code/ low-code

No-code/ low-code là các nền tảng hoặc công cụ hiện đại cho phép người dùng phát triển ứng dụng, quy trình hoặc phần mềm mà không cần hoặc cần rất ít kiến thức về lập trình. Cụ thể hơn:

  • No-code: Tối ưu hóa trải nghiệm bằng cách sử dụng giao diện kéo-thả, giúp người dùng tạo ra ứng dụng mà không cần kiến thức lập trình.

  • Low-code: Mang lại sự linh hoạt cao hơn, yêu cầu một ít kỹ năng lập trình nhưng vẫn tập trung vào giao diện trực quan để hỗ trợ phát triển ứng dụng hiệu quả.

Là một trong các xu hướng công nghệ nổi bật, hiện nay, hầu hết các hãng sản xuất phần mềm nổi tiếng như Atlassian, HubSpot và Zapier tích hợp công nghệ này vào trong sản phẩm:

  • Jira, Confluence: Cho phép người dùng tạo lệnh tự động automation rule từ các tùy chọn có sẵn;

  • HubSpot: Cho phép người dùng thiết kế nội dung website, email, blog và trang landing page bằng các module đã thiết lập;

AgileOps - Ứng dụng nền tảng no-code/ low-code

Thiết kế email trong HubSpot

  • Zapier: Cho phép người dùng liên kết nhiều ứng dụng với nhau để xây dựng quy trình tự động.

No-code/ low-code hứa hẹn sẽ trở thành nền tảng chủ đạo trong phát triển phần mềm, đáp ứng tốt nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp và là lời giải cho bài toán tiết kiệm chi phí, thời gian, nguồn nhân lực. Nền tảng này sẽ không dừng lại ở việc hỗ trợ cho phát triển phần mềm mà còn nhắm tới các lĩnh vực như AI, IoT, và blockchain. Xa hơn nữa, sự kết hợp giữa no-code/ low-code với các công nghệ tiên tiến như 5G và Big Data có thể để tạo ra hệ sinh thái số hóa toàn diện.

Đón đầu xu hướng công nghệ

Generative AI, mật mã hậu lượng tử PQC, cybersecurity, hyper automation hay nền tảng no-code/ low code là những định nghĩa không quá xa lạ, những năm sắp tới, các ngành công nghệ nêu trên tiếp tục khẳng định tiềm năng của mình.

Bạn đã sẵn sàng khai thác sức mạnh từ những xu hướng CNTT tiên tiến trong quản lý và tối ưu hoạt động doanh nghiệp?

Liên hệ AgileOps - Đối tác chính thức của Atlassian, HubSpot, GoogleLark để sở hữu bản quyền phần mềm, triển khai dịch vụ ưu việt với chi phí hợp lý.