Atlassian Intelligence thúc đẩy năng suất làm việc trong hệ sinh thái Atlassian và nâng tầm sự phối hợp của đội nhóm với sức mạnh AI và con người.
Đây là đánh giá về Atlassian Intelligence trên trang web chính thức của hãng Atlassian.
Atlassian Intelligence (AI) là công cụ trí tuệ nhân tạo được tích hợp trong sản phẩm Jira, Confluence, Jira Service Management và Rovo. Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về “hoạt động” của Atlassian Intelligence trong Confluence. Vậy, còn trong Jira thì sao? Atlassian Intelligence giúp người dùng Jira tối ưu tác vụ như thế nào?
Làm quen với AI - trợ thủ đắc lực trong Jira
Trợ lý AI của Jira đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong quản lý dự án, mang đến sức mạnh của trí tuệ nhân tạo để tăng tốc hiệu quả làm việc và cải thiện sự hợp giữa các người dùng với nhau. Với khả năng tự động hóa thông minh, gợi ý công việc chính xác và tìm kiếm dữ liệu tức thì, Atlassian Intelligence không chỉ là công cụ, mà còn là một trợ lý đắc lực giúp bạn chinh phục hầu hết mọi thao tác với Jira và nâng cao trải nghiệm dùng.
Hiện tại, Atlassian Intelligence chỉ dành cho các phiên bản Jira Premium và Enterprise.
Lưu ý quan trọng:
Hiện tại, Atlassian Intelligence chỉ dành cho các phiên bản Jira Premium và Enterprise. |
Vì sao nên sử dụng AI?
Atlassian Intelligence không chỉ giúp bạn làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn đảm bảo các dự án được hoàn thành đúng tiến độ.
-
Tăng cường hợp tác: AI tổng hợp các dữ liệu từ issue và comment, đảm bảo các thành viên nắm bắt tiến trình công việc.
-
Cải thiện hiệu suất: Việc tự động hóa các nhiệm vụ thường nhật giúp tiết kiệm thời gian đáng kể.
-
Tăng tính minh bạch: Hệ thống cập nhật thông tin của dự án theo thời gian thực và cung cấp dữ liệu chi tiết, hỗ trợ đội nhóm trong việc lập kế hoạch và đưa ra quyết định.
-
Hỗ trợ linh hoạt: Từ nhóm IT, marketing đến quản lý sản phẩm, mọi thành viên đều có thể ứng dụng AI để phục vụ tác vụ hằng ngày.
Đặt biệt: Ngoài tiếng Anh, bạn có thể sử dụng tiếng Việt để đưa ra yêu cầu cho Atlassian Intelligence.
5 tính năng nổi bật của AI
1 - Tóm tắt thông tin chi tiết về issue
Issue đại diện cho tác vụ cần xử lý. Bạn sẽ cập nhật issue để thể hiện tiến độ công việc hoặc thêm các thông tin liên quan như người được giao nhiệm vụ, mô tả chi tiết, hoặc tệp đính kèm. Tính năng tóm tắt issue giúp tổng hợp toàn bộ thông tin của issue dựa trên thông tin có trong nhiều trường như description, comment và hoạt động của issue. Như vậy, bạn có thể nắm bắt thông tin về issue một cách nhanh chóng mà không cần phải tự tổng hợp.
Các bước cụ thể:
-
Tại phần Activity, chọn Summarize
-
Thông tin chi tiết về issue sẽ hiển thị
Kết quả tóm tắt này chỉ hiển thị cho bạn.
2 - Tìm kiếm issue
Để tìm kiếm issue trong Jira, ngoài tìm kiếm bằng chế độ Basic search (tìm kiếm chế độ đơn giản), người dùng còn có thể tìm kiếm issue một cách chính xác và linh hoạt bằng câu lệnh Jira Query Language (ngôn ngữ JQL).
JQL cho phép người dùng tạo ra các truy vấn tùy chỉnh để tìm các vấn đề dựa trên các tiêu chí cụ thể như trạng thái, người thực hiện, thời gian, dự án, nhãn, và nhiều thuộc tính khác. Tuy nhiên, câu lệnh JQL đòi hỏi người dùng hiểu và nhớ các thành phần cấu thành để nhận kết quả tìm kiếm đúng như mong đợi.
Nhờ sự giúp đỡ của trợ lý AI, bạn không cần nhớ hay viết câu lệnh JQL phức tạp. Bạn nhập câu lệnh tìm kiếm bằng ngôn ngữ thông thường, và AI sẽ tự động chuyển đổi chúng thành câu lệnh JQL để giúp bạn nhanh chóng tìm kiếm các vấn đề mong muốn.
Các bước cụ thể:
-
Tại thanh điều hướng chính, nhấn vào search bar (thanh tìm kiếm) > View all issues để đến giao diện tìm kiếm.
Hoặc, chọn Filters tại thanh điều hướng chính > View all issues. -
Tại thanh công cụ tìm kiếm, chọn AI
-
Nhập câu lệnh > Go
3 - Tạo yêu cầu bằng prompt
Prompt, còn gọi là câu lệnh yêu cầu, là công cụ giao tiếp giữa người dùng và AI. Câu lệnh yêu cầu có nhiệm vụ hướng dẫn AI đưa ra phản hồi phù hợp với các tác vụ chưa được định nghĩa/ cấu hình sẵn.
Bạn có thể sử dụng tính năng này tại mục description (mô tả) và comment (bình luận) của issue.
Hãy sử dụng các yêu cầu rõ ràng và cụ thể. Bên cạnh đó, xem xét nội dung do AI tạo ra để đảm bảo rằng nó phù hợp với mong đợi và ngữ cảnh công việc.
Các bước cụ thể:
-
Chọn biểu tượng AI; hoặc
Gõ/ai
-
Nhập câu lệnh
-
Chọn Insert để thêm nội dung hoặc Discard để hủy.
Bạn có thể chọn Edit tại câu lệnh để chỉnh sửa hoặc yêu cầu AI đề xuất các gợi ý khác tại khung bên dưới.
4 - Chia nhỏ issue
Dựa vào “độ lớn - nhỏ” và nhiệm vụ cần phải thực hiện, issue được chia thành nhiều loại (issue type) trong Jira. Theo mặc định, các loại issue gồm có:
-
Epic là hạng mục công việc, nhiệm vụ lớn, thường bao gồm nhiều công việc nhỏ hơn. Epic được xem như “nhiệm vụ cha”, chứa đựng nhiều “nhiệm vụ con” như story, task hay bug.
-
Story đại diện cho tính năng hay yêu cầu từ khách hàng, và thường được diễn đạt bằng ngôn ngữ dễ hiểu, ít mang tính kỹ thuật. Story giúp nhóm IT hiểu rõ nhu cầu của người dùng.
-
Task đại diện một nhiệm vụ cụ thể cần hoàn thành. Đây là loại issue phổ biến nhất, có thể được dùng tại đa dạng phòng ban, không chỉ riêng phần mềm.
-
Bug đại diện cho lỗi trong phần mềm. Đây là loại issue thường được các nhóm IT sử dụng.
-
Subtask là một nhiệm được “chia nhỏ” từ story, task hoặc bug thành các công việc chi tiết hơn. Subtask phải thuộc về một “nhiệm vụ cha” và không thể tồn tại độc lập.
Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu của đội nhóm, Jira cho phép thiết lập loại issue, đáp ứng yêu cầu của dự án.
Việc chia nhỏ issue mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:
-
Tiết kiệm thời gian khi chia nhỏ công việc nhờ các gợi ý của AI;
-
Đảm bảo kế hoạch đầy đủ và chính xác nhờ các tác vụ gợi ý được dựa trên dữ liệu từ các dự án hoặc công việc đã thực hiện trước đây;
-
Giúp chia nhỏ các epic, issue khác thành những nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực và giao việc hiệu quả.
Từ issue có sẵn, AI gợi ý người dùng các issue nhỏ hơn theo định dạng:
-
child issue nếu hạng mục công việc là epic
-
subtask nếu hạng mục công việc là các loại issue khác
Các issue/ subtask được tạo sẽ có sẵn tiêu đề (summary) và mô tả (description) tương ứng với từng tác vụ mà đội nhóm cần thực hiện để hoàn tất hạng mục công việc đề ra. Bạn có thể tùy chỉnh loại issue hoặc chỉnh sửa tiêu đề của những issue “con” được AI gợi ý.
5 - Tạo lệnh automation rule
Một lệnh automation rule được cấu thành từ ít nhất 02 thành phần:
-
Trigger (trình kích hoạt)
-
Action (hành động)
Người dùng cần chọn trigger và action phù hợp để tạo ra lệnh automation cho cho kết quả như mong muốn. Tuy nhiên, với người dùng mới, việc chọn được trigger và action hợp lý từ danh sách rất nhiều gợi ý có sẵn của Jira là không dễ dàng.
Với Atlassian Intelligence, người dùng chỉ cần mô tả lệnh tự động bằng ngôn ngữ tự nhiên (như khi giao tiếp với người khác). Hệ thống sẽ tự động chuyển đổi thành một lệnh tự động với các thành phần phù hợp.
Ví dụ, bạn nhập câu lệnh:
Khi có issue mới được tạo trong project Platform Development thì báo cho tôi.
Từ câu lệnh này, hệ thông sẽ phân tích:
Lúc này, các trigger và action tương ứng:
-
Trigger = When: Issue created
-
Action = Then: Send email
Lưu ý: Khi nhập mô tả câu lệnh, bạn cần:
-
Đảm bảo câu lệnh rõ ràng và dễ hiểu để hệ thống hiểu và xử lý chính xác.
-
Đừng viết quá 300 từ để tránh vượt giới hạn từ của hệ thống.
Bứt phá hiệu suất với trợ lý AI cùng AgileOps
Atlassian Intelligence trong Jira là sự kết hợp hoàn hảo giữa trí tuệ nhân tạo và nền tảng quản lý dự án mạnh mẽ, giúp đội ngũ của bạn làm việc thông minh và hiệu quả hơn.
Liên hệ với AgileOps - Đối tác Vàng của Atlassian tại Việt Nam để sở hữu bản quyền sản phẩm Jira, Confluence với chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, AgileOps còn hỗ trợ:
-
Cung cấp hóa đơn hợp lệ
-
Xử lý Thuế Nhà Thầu
-
Tiết kiệm phí chuyển đổi ngoại tệ
-
Tư vấn bởi các chuyên gia Atlassian